Đinh lăng là loại thảo dược gần gũi với người dân Việt Nam. Từ rất xa xưa, Đinh lăng được trồng làm cảnh, dùng làm thuốc, lá đinh lăng được chế biến thành các món ăn như gỏi cá, canh hay loại rau sống,… Ngày nay, cây thuốc không chỉ được dùng làm cảnh, loại thảo dược này được nhân rộng quy hoạch trong vùng dược liệu riêng biệt.
Tên khoa học: Panax fruticosum L, Tieghemopanax frutiscosus Vig, Polyscias fruticosa Harms
Họ: Ngũ gia bì (Araliaceae)
Đinh lăng là một loại cây thuộc họ nhân sâm, thân cây nhẵn và không có gai. Chiều cao trung bình của cây đinh lăng là từ 0,8m – 1,5m.
Lá cây đinh lăng là lá kép 2-3 lần, có hình dạng xẻ lông chim và có mùi thơm. Hoa của cây đinh lăng có màu lục nhạt hoặc trắng xám, mọc thành tán, trong mỗi tán có rất nhiều hoa nhỏ, cụm hoa có hình dạng khuy ngắn. Quả của cây đinh lăng màu trắng bạc, có hình dẹt và thường dài khoảng 3-4mm.
Đinh lăng với đặc tính dễ trồng, dễ kiếm, tán cây đẹp tại Việt Nam nhiều nhà thường trồng quanh nhà hoặc các bờ rào ở nông thôn. Các bộ phận của cây đều sử dụng được, rễ và lá là bộ phận được sử dụng nhiều nhất.
Phân loại:
Trên thế giới có khoảng 150 loại Đinh lăng, tại Việt Nam có các loại phổ biến như sau:
- Đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruiticosa)
- Đinh lăng lá to (Polyscias Filicifolia)
- Đinh lăng đĩa (Polyscias scutellaria)
- Đinh lăng lá răng (Polyscias Serrata Balf)
- Đinh lăng lá tròn (Polyscias Balfouriana)
- Đinh lăng lá vằn ( Polyscias Guilfoylei)
- Đinh lăng mép lá bạc (P.guifoylei var. lacinata)
- Đinh lăng lá nhuyễn (lá kim)
Tuy nhiên, giống đinh lăng lá nhỏ (nam dương sâm) là giống đinh lăng có giá trị về mặt kinh tế, do trong thân cành lá và rễ chứa nhiều dược chất, vitamin, acid admin nhất. Hầu hết các giống đinh lăng còn lại không có hoặc có rất ít giá trị kinh tế.
Hoạt chất sinh học của Đinh Lăng
Theo nghiên cứu Ngô Ứng Long – Học viện quân y (1985) rễ cây đinh lăng có các axit amin như lyzin, methionin, lyzin, đây là những aixt amin không thể thay thế được. Ngoài ra cây đinh lăng còn chứa nhiều Saponin giống như nhân sâm và tanin, glucozit, flavonoid, alcoloid, vitamin C, vitamin B1, B2, B6, …
Lá cây có chứa polysciosides A đến H, đây được gọi là 8 saponin oleanoic mới, ngoài ra còn chứa thêm 3 chất saponin. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chế phẩm từ Đinh lăng ít độc hơn so với Sâm Hàn Quốc.
Công dụng phổ biến của Đinh Lăng
Nhiều nghiên cứu của nước ta cho thấy bột rễ hay dịch chiết rễ đinh lăng có khả năng làm tăng sức chịu đựng trong điều kiện nóng ẩm, tốt hơn Vitamin C và chè giải nhiệt, có tác dụng làm tăng lực và kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng đối với virus gây bệnh.
Nước sắc, rượu lá đinh Lăng có tác dụng ức chế sự sinh trưởng các vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột, tác dụng chống tiêu chảy.
Tác dụng của đinh lăng cho phụ nữ sau sinh:
Hàm lượng dược chất trong cây Đinh lăng có tác dụng bồi bổ sức khỏe, lưu thông khí huyết… Đặc biệt với phụ nữ sau sinh:
Thông tia sữa, chữa áp xe vú: Với tác dụng hòa tan hoạt chất nhờ 8 loại saponin, khi các mẹ sử dụng lá cây đinh lăng sẽ làm tan các cục sữa đông. Giảm cảm giác đau nhức do tắc tia sữa. Không dừng lại ở đó, cây đinh lăng còn kích thích tiết sức, giúp tăng lượng sữa cho phụ nữ sau sinh.
Lưu thông khí huyết, chữa thiếu máu: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc sử dụng nước đinh lăng sẽ giúp cân bằng nội tiết tố, giảm khô ráp cho phụ nữ sau sinh. Đồng thời lưu thông khí huyết, giúp sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ hơn. Tăng cường sức đề kháng, tạo tiền đề cho sức khỏe cơ thể được bồi bổ, giảm căng thẳng mệt mỏi. Có tính mát giúp thư giãn tinh thần, chống suy nhược cơ thể.
Phòng bệnh co giật ở trẻ em: Trà đinh lăng có nhiều alkaloid và các axit amin bổ trợ cho giấc ngủ trẻ em ngon hơn, sâu hơn, không bị giật mình, không đổ mồ hôi trộm.
Điều trị bệnh ho lâu ngày do có chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn.
Ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ hệ tuần hoàn, lưu thông máu huyết.
Giúp làm lành vết thương, chữa sưng đau cơ khớp: Hoạt chất trong dược liệu giúp kháng viêm, giảm đau, cắt cơn đau xương khớp do hoạt động nhiều, do tuổi cao hay do các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng, gout, loãng xương…
Chữa sốt lâu ngày, đau đầu, đau tức ngực khó chịu.
Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng nếp sử dụng thay trà hàng ngày, hay ngâm rượu giúp chữa liệt dương, tăng cường chức năng sinh lý, tăng chất lượng tinh trùng, bổ thận tráng dương hiệu quả, cải thiện đời sống tình dục của vợ chồng..
Lưu ý khi sử dụng Định Lăng
Nên dùng Đinh lăng trồng từ 3 năm trở lên, thời điểm này hàm lượng dược chất cao nhất. Cây trên 10 năm sẽ già hoá, rễ cây không còn nhiều dưỡng chất.
Dù tốt với sức khoẻ nhưng tránh lạm dụng Đinh lăng. Không nên dùng với liều lượng cao, vì hợp chất saponin có thể gây ra tác dụng phụ làm cơ thể mệt mỏi, nôn mửa hay tiêu chảy.
Phụ nữ mang thai không nên dùng.
Cách sử dụng Đinh Lăng
Lá và rễ đinh lăng phơi khô dùng uống trà hay nấu nước uống thanh nhiệt giải độc hoặc làm nguyên liệu trong những bài thuốc chữa bệnh.
Lá đinh lăng tươi dùng để chế biến nhiều món ăn bồi bổ sức khoẻ như nấu canh tôm, canh sườn, cháo, rau ăn sống với các món như bánh xèo thậm chí luộc chấm mắm,… nên chọn lá non, bánh tẻ để dễ ăn.
Lá đinh lăng còn dùng làm gối cho trẻ nằm giúp ăn ngủ ngon, hỗ trợ điều trị mồ hôi trộm.
Rễ đinh lăng thường được dùng để ngâm rượu giúp tăng cường sinh lý.
Đinh lăng còn là một thành phần chính của Hector Sâm được chiết xuất dưới dạng nước cơ thể dễ dàng để hấp thu. Ngoài ra, Hector Sâm còn có các dược liệu quý như Đông trùng hạ thảo, Đẳng Sâm, Chùm Ngây.
Nước đông trùng hạ thảo Hector Sâm giúp đàn ông mạnh mẽ, dẻo dai, phong độ, người lớn tuổi mạnh khoẻ, giúp vận động viên tăng sức, người lao lực mau phục hồi, phụ nữ sau sinh tăng tiết sữa, phụ nữ tràn năng lượng.